Kiến trúc mang nét cổ kính đầy độc đáo, cùng với lịch sử lâu đời, đó là những gì người ta ấn tượng khi nhắc đến chùa Thập Tháp. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và thu hút nhiều khách du lịch đến đây hằng năm.
GIỚI THIỆU VỀ CHÙA THẬP THÁP
Chùa Thập Tháp hay còn gọi là Thập Tháp A Di Đà, nằm tại Cầu Vạn Thuận 1, Nhơn Thành, An Nhơn, Bình Định. Đây là một trong những ngôi chùa được liệt vào sách “Đại Nam nhất thống chí” cùng với Thạch Cốc, Nhạn Sơn, Linh Phong và Linh Khánh.
LỊCH SỬ CỦA CHÙA THẬP THÁP
Năm 1668, tổ sư Nguyên Thiều phái Lâm Tế đã xây đựng lên ngôi chùa. Năm 1691, chúa Nguyễn Phúc Chu ban biển đề Thập Tháp Di Đà Tự cho chùa. Trôi theo dòng lịch, chùa đã được trùng tu, sửa chữa khá nhiều lần. Đến 1990, chùa đã được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
KHÁM PHÁ NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA CHÙA
1. Kiến trúc
Được xây bằng gạch Chàm, lợp ngói âm dương, bốn vày, ba gian, hai chái. Kết cấu bởi 4 hàng cột cái, 4 hàng cột quận, 8 cột con và 16 cột hiên. Kiến trúc theo hình chữ khẩu, có hai lớp tường bao bọc chung quanh. Trước cổng chùa là một hồ sen rộng khoảng 500m2, mỗi khi đến mùa là sen nở thơm ngát cả khu chùa.
Khu vực chính của chùa gồm: khu chính điện, khu phương trượng, khu Tây đường và Đông đường. Nối nhau bởi dãy hành lang rộng lớn, bao bọc một sân rộng, có lát gạch vuông. Ở khu chính diện, kết cấu chủ yếu là gỗ quý được chạm trổ rất tinh xảo, công phu với những họa tiết hoa, rồng, phượng cách điệu.
Cổng chùa là hai trụ biểu vuông cao, trên đặt hai tượng sư tử ngồi uy nghi. Sau cánh cổng là tấm bình phong đặt trên bệ chân quỳ, do thời gian nên mặt trước đã mất các họa tiết, nhưng mặt sau vẫn còn đắp nổi long mã phù đồ.
2. Các bức tượng
Chùa Thập Tháp thờ Tam thế Phật ở trung tâm, tả hữu thờ Tôn giả A Nan, Ca Diếp. Hai bên chánh điện thờ Quan Thế Âm Bồ tát, Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, Thập bát La hán, Thập điện Minh vương…Các bộ tượng Thập bát La hán và Thập điện Minh vương của chùa mang giá trị cao của nghệ thuật đặc sắc. Ngoài ra, còn có các bức tượng linh thú trấn giữ vô cùng uy nghiêm và sống động.
3. Hòn đá chém
Hòn đá chém cao 0,38m, dài 1,58m, rộng 1,3m, toàn thân láng như hòn đá mài. Được kể rằng, khi chúa Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn và lên làm Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn. Ông đã đuổi cùng giết tận những ai mang dòng dõi của nhà Tây Sơn. Hòn đá dùng để chém đầu dòng dõi Tây Sơn khi ấy chính là Hòn Oán Hờn, hay còn gọi là Hòn Đá Chém bây giờ.
ĐƯỜNG ĐẾN CHÙA THẬP THÁP
Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 26km, đường đi vô cùng thuận tiện và dễ dàng. Bạn có thể đi theo quốc lộ 1A từ Quy Nhơn đi ra hướng Bắc, qua khỏi thị trấn Đập Đá sẽ thấy cầu Vạn Thuận, nhìn phía bên tay trái sẽ có con đường nhỏ dẫn vào chùa, đi khoảng 200m sẽ tới nơi.
- Máy ảnh du lịch chụp lấy liền
- Máy ảnh du lịch nhỏ gọn
- máy ảnh du lịch chuyên nghiệp
- Flycam du lịch giá rẻ
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ: Cá Productions
SĐT: 0931927330
Pingback: NHÀ THỜ CHÁNH TÒA QUY NHƠN
Pingback: KHÁCH SẠN THE KILA BOUTIQUE - SỰ LỰA CHỌN TUYỆT VỜI