Sau đây là một câu thơ trong bài “Đây Thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Và chắc rằng, nếu bạn đã học qua môn văn lớp 11, hay là một người yêu thích thơ văn thì không thể không biết tới ông và bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ“. Đặc biệt hơn nữa, vì quá yêu thích văn thơ và cuộc đời của con người “tài hoa bạc mệnh” ấy mà Mộ Hàn Mặc Tử đã trở thành địa điểm du lịch du khách không thể bỏ qua khi đến với Quy Nhơn.

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ NHÀ THƠ HÀN MẶC TỬ

Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử (tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, 1912-1940) là một trong những nhà thơ nổi tiếng ở Việt Nam. Ông là người khởi xướng ra “Trường thơ Loạn“, là người tiên phong cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam.

nha-tho-han-mac-tu
Nhà thơ Hàn Mặc Tử

GIỚI THIỆU VỀ MỘ HÀN MẶC TỬ

Hàn Mặc Tử mất năm 1940 tại Quy Hòa. Năm 1959, người thân và bạn bè của ông đã cải táng và di dời phần mộ về đồi Thi Nhân ở Ghềnh Ráng, Quy Nhơn. Với kiến trúc hình chữ nhật, được làm từ đá hoa cương, đá ong.  Điều này, làm cho ngôi mộ như một viên kim cương khi ánh nắng mặt trời lên cao.

mo-han-mac-tu-tai-quy-hoa
Mộ Hàn Mặc Tử tại Quy Hòa

MỘ HÀN MẶC TỬ CÓ GÌ?

Điểm đặc biệt ở ngôi mộ Hàn Mặc Tử là do bức tượng Đức mẹ Maria hiền từ phía trên. Khi đến viếng thăm, bạn sẽ có cảm giác kiến trúc này đang hàm ý là Đức mẹ Maria đang ôm lấy con người tài hoa bạc mệnh.

mo-han-mac-tu
Mộ Hàn Mặc Tử

 

1. Nhà thờ đá Ghềnh Ráng

Ở đối diện ngôi mộ của thi nhân “Tài hoa bạc mệnh” là nhà thờ đá Ghềnh Ráng. Nơi có những cụm đá ong, những hàng cây xanh tạo nên một không gian thơ mộng của cổ tích. Ngoài ra, khi men theo đường dốc đi vào, bạn sẽ bắt gặp bức phù điêu Chúa Giêsu và nhiều tượng Thánh khác, tô đậm vẻ thành kính cho nhà thờ Đá.

nha-tho-da-ghenh-rang
Nhà thờ đá Ghềnh Ráng

2. Vùng biển Ghềnh Ráng

Khi đứng từ trên cao nhìn xuống, bạn sẽ bắt gặp một hình ảnh tuyệt đẹp. Đó là hình ảnh của biển, núi và đá của  Bãi tắm Hoàng Hậu phía xa. Hay là hình ảnh một phần cả thành phố biển Quy Nhơn thu nhỏ trong mắt bạn.

ghenh-rang-tien-sa-quy-nhon
Ghềnh Ráng Tiên Sa Quy Nhơn

3. Khu làng nghề đồi Thi Nhân

Đến nơi yên nghỉ của thi sĩ Hàn Mặc Tử, bạn có thể ghé vào khu làng nghề đồi Thi Nhân. Nơi treo rất nhiều những bức thư pháp bằng gỗ. Ở đây có nghệ nhân Dzũ Kha, người đã thổi hồn thơ của Hàn mặc Tử lên những tấm gỗ vô tri, vô giác. Bạn có thể mua những đồ lưu niệm ở đây về để làm quà cho người thân và bạn bè của mình.

khu-lang-nghe-doi-thi-nhan
Khu làng nghề đồi Thi Nhân

GIÁ VÉ THAM QUAN

Với giá vé tham quan 10 nghìn đồng, bạn đã có thể tham quan nơi yên nghỉ của thi nhân Hàn Mặc Tử. Ngoài ra, bạn có thể tham quan thêm Bãi tắm Hoàng Hậu khi mua vé tham quan.

ĐƯỜNG ĐẾN MỘ HÀN MẶC TỬ

Cách trung tâm thành phố khoảng 3 km, bạn có thể dễ dàng ghé thăm nấm mồ của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Từ trung tâm thành phố tại Quảng trường bạn sẽ đi dọc theo bờ biển về hướng Tây Nam. Đi tầm 5 phút bằng xe máy, hoặc ô tô bạn sẽ nhìn thấy được cổng vào khu du lịch Ghềnh Ráng-Tiên Sa. Gửi xe và đi vào 1 đoạn, rẽ phải là tới nơi!

Thanh Nghiêm

<<<<<XEM THÊM>>>>>CẢNH ĐẸP QUY NHƠN KHÔNG THỂ BỎ QUA

<<<<<XEM THÊM>>>>>KINH NGHIỆM DU LỊCH QUY NHƠN TỰ TÚC

MỌI THẮC MẮC VUI LÒNG LIÊN HỆ : CÁ PRODUTIONS

SĐT : 0931927330

Từ khóa liên quan:

  • Ghềnh Ráng Tiên Sa Quy Nhơn.
  • Khu làng nghề đồi Thi Nhân.
  • Nhà thơ Hàm Mặc Tử.
  • Nhà Thờ đá Ghềnh Ráng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *